Trước hết nói đến mục đích tại sao phải in thùng carton? In thùng carton để làm gì? Đơn giản in bao bì để quảng bá hình ảnh, cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là đưa thông tin của chính doanh nghiệp mình tới khách hàng và quan trọng đó là sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp nâng cao giá trị cũng như hấp dẫn khách hàng hơn.
Vậy doanh nghiệp thường đưa những thông tin gì lên bao bì sản phẩm? Mỗi doanh nghiệp họ sẽ đưa thông của họ bằng tên công ty, số điện thoại, logo công ty và mẫu mã sản phẩm công ty. Cũng có doanh nghiệp đưa thêm slogan của mình lên bao bì. Tất cả nhưng điều trên sẽ được khách hàng biết đến dễ dàng hơn, dễ nhớ hơn và nhớ sẽ lâu hơn.
Để in lên thùng carton có 2 cách đó là: in thủ công ( hay còn gọi là in lụa) và in máy (hay còn gọi là in flexo).
Thứ nhất về in thủ công (hay in lụa)
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in lưới. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, lưới được dùng là loại vải lụa nên còn được gọi là in lụa.
Trong phương pháp in lụa thủ công, những dụng cụ được dùng bao gồm:
* Một khung gỗ trên đó căng (rất căng) một tấm lụa mỏng.
* Một tấm gỗ hoặc nhựa dẻo không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”.
* Một số hóa chất đặc biệt và mực in chuyên dùng.
*Một dàn đèn chiếu dùng để sấy phim.
Những bản in được bộ phận thiết kế vẽ mẫu rồi in ra trên giấy decal (loại giấy có độ trong suốt nhưng không phải nilon) gọi là film sau đó được truyền tải lên tấm lụa. Thao tác đó gọi là chụp bản.
Film được chia ra 2 loại âm bản và dương bản, sử dụng tùy theo nhu cầu
Bản là tấm lụa được căng trên giá, phủ keo bắt sáng, lớp keo có tác dụng cô lại khi gặp ánh sáng dùng để bít các lỗ trên bản.
Công đoạn chụp bản được tiến hành:
* Đặt film lên bản cùng chiều với mẫu in thật.
* Rọi đèn cho đến khi keo trên bản khô hoàn toàn.
* Mang bản đi rửa sạch, chổ bị film che sau này kéo mực sẽ thấm qua đi đến giấy.
* Phơi khô bản.
Công đoạn in lên giấy.
* Cho tấm giấy in nằm bên dưới bản, bản đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.
* Cho mực tùy từng chất liệu cần in, lượng vừa phải sau đó dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.
* Thực hiện tiếp cho đến khi có bản in như ý.
* Phơi bản in cho khô trên giá phơi.
+ Ưu điểm: chi phí thấp, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ động về màu sắc.
+ Khuyết điểm: hình ảnh hay chữ in không có độ sắc nét, in số lượng ít, mất nhiều thời gian và nhân công.
Thứ hai: In máy (hay in Flexo)
In flexo là một dạng in tự động bằng máy. Việc điều chỉnh cũng như pha màu đều làm trên máy. Trong phương pháp in máy này thì chỉ cần chuẩn bị bản in bằng cao su được khắc theo thiết kế yêu cầu của khách hàng. Với cách in này màu được pha tự động và cho ra hình in nhiều màu một lúc. Các hình ảnh có độ sắc nét cao, hình ảnh đẹp.
Với việc in máy mọi thứ đều hoàn toàn tự động, với tốc độ nhanh và không cần đến nhiều nhân công. Tiết kiệm được nhiều chi phí, với cách in này phù hợp với nhưng đơn hàng lô số lượng lớn. Nhưng nhược điểm của cách in này đó là chi phí bản in cao.